Nguyễn Thành Trực

Tôi đi tiên phong trong việc ứng dụng NLP vào Marketing Online và cung cấp bí quyết xây dựng hệ thống kinh doanh online triệu đô.

Quảng Cáo SEO Google 2014!

Google dựa trên 200 tiêu chí để xác định website nào liệt kê ở vị trí số 1, số 5, số 10 hay số n trong kết quả tìm kiếm.

Khám Phá Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy - NLP

Tôi (Nguyễn Thành Trực) đã ứng dụng NLP vào Marketing Online, Sales bán hàng rất hiệu quả. Ngoài ra, NLP cùng giúp tôi phát huy rất nhiều mặt như: Hành vi, suy nghĩ, hành động,...

Quảng Cáo Google Adwords 2014

Dùng trong các kế hoạch ngắn hạn, khuyến mãi,... Đưa từ khóa lên trang 1 Google bằng cách mua từ khóa.

Khóa Học Google Adwords và Facebook Ads tại HCM

FACEBOOK ADS VÀ GOOGLE ADWORDS là 1 trong những công cụ online hiệu quả nhất hiện bây giờ. Giúp tăng doanh thừ 20% đến 200%.

Sự Kiện GBG Đà Nẵng

Tham Gia Buổi Ra Mắt Google Business Groups (GBG) Da Nang

Buổi chia sẻ về dịch vụ Google Adwords Tại Be Training

Với hơn 90% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Google tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kì.

Dịch Vụ Marketing Online 2014

Giải pháp tăng doanh số mỗi tháng từ 10% đến 200%

Quảng Cáo Ads Facebook - Tăng Like Fanpage Facebook 2014

Giải pháp tăng doanh số khi chúng ta xây dựng cộng đồng - Quảng cáo bài viết

Friday, April 29, 2016

3 CÁCH GIỮ LỬA TRONG KINH DOANH


 3 CACH GIU LUA TRONG KINH DOANH
  “Làm thế nào để lại có được niềm đam mê?. Muốn làm được điều này, lúc nào bạn cũng phải để ý, chăm chút cho nó, giống như ngọn lửa, phải tiếp dầu liên tục thì mới có thể cháy mãi”.
  Tôi (Leslie Barber- chuyên gia kết nối các doanh nghiệp nhỏ) luôn có mối quan tâm đặc biệt với các vấn đề của bà bầu và giải quyết được chúng là niềm đam mê của tôi. Chỉ cần nhìn thấy những người phụ nữ mang thai khổ sở nuốt những viên thuốc bổ sung vitamin to vật vã đã khiến tôi cảm thấy rất xót xa và muốn làm điều gì đó giúp họ. Vì thế khi sáng lập ra công ty NutraBella chuyên sản xuất thực phẩm bổ sung cho những người chuẩn bị làm mẹ, 90% những gì tôi làm được đều bắt nguồn từ đam mê.
  Nhưng tôi không nghĩ rằng việc giữ lửa đam mê lại khó đến thế. Những lo lắng, căng thẳng thường trực trong hoạt động kinh doanh khiến đam mê nguội lạnh dần dần và khi tôi phát hiện ra điều này thì đã gần như quá muộn.
  Nhìn lại, tôi chỉ ước giá như mình nuôi dưỡng niềm đam mê cẩn thận hơn. Để không phải hối hận như tôi, hãy giữ cho ngọn lửa đam mê của bạn luôn cháy mãi bằng 3 cách sau.
 * Thổi bùng đam mê mỗi ngày
 Câu hỏi đầu tiên tôi nhận được từ những người chủ doanh nghiệp nhỏ là: “Làm thế nào để lại có được niềm đam mê?”. Muốn làm được điều này, lúc nào bạn cũng phải để ý, chăm chút cho nó, giống như ngọn lửa, phải tiếp dầu liên tục thì mới có thể cháy mãi.
 Mỗi ngày, trước khi làm bất cứ thứ gì, bạn hãy nghĩ lại xem động cơ nào khiến lao vào  công việc kinh doanh hiện tại. Điều này rất cần để tạo động lực và cảm hứng làm việc cho bạn cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của doanh nghiệp. Đam mê sẽ chỉ đường dẫn lối cho bạn và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Khi bạn đam mê, những người xung quanh cũng được tiếp thêm động lực.
 Doanh nhân Simon Sinek mô tả động cơ như “một mục đích, lý tưởng hay niềm tin”. Tại sao bạn bước ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng? Mọi người không mua thứ mà bạn làm, họ mua động cơ khiến bạn làm điều đó”. Đam mê là động cơ của bạn và nó sẽ khiến bạn khác biệt với mọi người. Thiếu nó, bạn sẽ đẩy doanh nghiệp của mình vào thế nguy hiểm. Vì thế, hãy nuôi dưỡng đam mê của mình từ sớm và thường xuyên.
Càng khó càng muốn chinh phục
  Tôi đã phải chứng kiến một người bạn bầu phát khóc vì không thể nuốt trôi viên thuốc bổ. Cô ấy cảm thấy có lỗi với đứa con chưa sinh ra. Lúc đó, tôi chỉ muốn ‘xử’ những viên thuốc đã làm cô ấy buồn lòng.
   Rất nhiều người đã nói rằng nếu loại bánh bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu, họ sẽ thôi uống thuốc. Nhưng nói và làm là hai chuyện khác nhau. Khi chúng tôi tung ra sản phẩm bánh Bellybar, những người phụ nữ đó vẫn mua thuốc bổ về uống kèm.   
   Với quyết tâm thay đổi thói quen của họ, chúng tôi đã thử nghiệm và cho ra mắt loại kẹo dẻo bổ sung vitamin. Sau đó, chúng tôi cũng cải tiến công thức làm bánh để tăng hàm lượng vitamin. Nhờ đam mê chinh phục thử thách, chúng tôi đã tìm ra lối thoát cho mình.
   Nhiều doanh nghiệp thất bại vì quá bằng lòng với giải pháp của họ. Đừng để điều đó xảy ra với bạn. Hãy chắc chắn rằng niềm đam mê của bạn là chinh phục vấn đề chứ không phải là bị chính những gì mình làm ra chinh phục.
  * Đừng để việc điều hành doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến đam mê
 Là người chủ, bạn phải điều hành, quản lý doanh nghiệp của mình. Dần dà, những mối lo cơm áo, gạo tiền sẽ vắt kiệt niềm đam mê của bạn. Khó khăn thì cứ chồng chồng chất chất – các nhà cung cấp giao hàng chậm, khách hàng nợ tiền, luật sư đến gõ cửa…
 Tìm ra đâu là công việc thôi thúc niềm đam mê của bạn và đâu là thứ dập tắt đó. Sau đó, hãy tìm người để chuyển giao bớt những việc cướp đi niềm đam mê của bạn và chỉ tập trung vào những thứ bạn có cảm hứng. Có thể bạn không rũ bỏ được tất cả những thứ nhàm chán, nhưng bạn sẽ duy trì được sự cân bằng. Hãy tận dụng mọi công cụ, phương tiện để làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn, tích cực tìm người muốn làm những công việc mà bạn ghét và đặc biệt là phải dành thời gian nạp lại năng lượng cho mình.
  Chủ các doanh nghiệp nhỏ là những người có nhiều đam mê nhất mà tôi từng gặp. Họ giống như những gì một quảng cáo năm 1997 của Apple miêu tả: “Một số người xem họ là những gã điên, nhưng chúng tôi thấy ở họ một thiên tài. Bởi những người đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó”. Hãy cứ giữ lấy cái ‘điên’ của mình để thay đổi thế giới. Tôi sẽ luôn ủng hộ các bạn.
 Phạm Lê Phương – Dịch từ Entrepreneur

Wednesday, April 27, 2016

3 LÝ DO CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT KHIẾN THÀNH CÔNG KHÔNG ĐẾN VỚI BẠN


3 LI DO BAN KHÔNG BIET KHIEN THANH CONG KHONG DEN VOI BAN
“Bạn đã nghĩ đến việc phải làm gì để có được thành công chưa? Nếu rồi thì hãy bắt đầu thực hiện những điều mà bạn có được”
*Phụ thuộc vào người khác
Bạn có biết vì sao khi xây một ngôi nhà, sẽ có một người làm chủ thầu, còn nhiều người khác làm thợ và những người thợ thì không được tự ý quyết định xây như thế nào dù họ có giỏi đến đâu không? Mãi mãi họ chỉ là thợ nếu họ chấp nhận có một ông chủ luôn sai bảo họ phải làm thế này, thế kia.
Vậy đấy, nếu bạn muốn thành công mà chỉ phụ thuộc vào người khác thì thành công sẽ không chào đón bạn đâu. Hay nói một cách đơn giản hơn, khi phụ thuộc vào người khác, bạn không nhận ra con đường đi đến thành công của bạn mà chỉ chăm chăm nhìn vào thành công của người bạn phụ thuộc. Cho đến lúc người ấy thành công, bạn mới cảm thấy lạc lõng, luẩn quẩn trong cái vòng “phụ thuộc” và cứ thế đi tìm thành công cho người khác chứ không phải của bạn.
* Nói nhiều nhưng làm không được bao nhiêu
Có nhiều người bẩm sinh trời phú cho khả năng ăn nói rất tốt. Kiểu như nếu người ấy đứng trước đám đông và nói thì ai cũng muốn lắng nghe, lúc ấy đa số người không thể đứng trước đám đông và nói được như thế thì sẽ trầm trồ khen ngợi, thầm ngưỡng mộ, mặc định rằng người đang đứng nói “chắc” là người dễ dàng thành công. Nhưng điều đó chỉ đúng nếu bạn là người nói được – làm được.
Còn nếu bạn nói nhiều mà làm không được bao nhiêu hoặc nói rồi nhưng không làm được gì cả thì đến một lúc nào đó, mọi người sẽ mất lòng tin ở bạn và có khi bạn sẽ trở thành “cậu bé chăn cừu” – người mà không còn được mọi người lắng nghe, tin tưởng. Dĩ nhiên, thành côngsẽ không đến với bạn, bởi một phần yếu tố trên con đường đi đến thành công của bạn chính là sự công nhận của nhiều người.
*Ngồi chờ thành công
Nếu bạn nghĩ đơn giản thành công giống như tuổi tác, theo thời gian nó sẽ lớn dần và đến với bạn thì có lẽ… bạn đang giống như “nằm há miệng chờ sung”, không thể biết lúc nào sung rụng, cũng có thể cả đời cũng không có quả sung nào rụng trúng miệng bạn. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thành công sẽ không đến với bạn nếu bạn cứ ngồi chờ và không làm gì cả.
Bởi thành công là điều vô hạn, nó có thể đến và cũng có thể đi nếu bạn không nhận ra và không nắm bắt. Để thành công, chúng ta đều phải đi qua những con đường chông gai, và cả yên ả, đó là: Thử thách, thất bại, cơ hội… Điều gì muốn có được cũng phải đánh đổi nhiều thứ khác, nếu không sẽ không lâu bền và có khi đó không phải là sự thật.

Monday, April 25, 2016

3 THÓI QUEN GIÚP DUY TRÌ NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CAO

3 Thói Quen Giúp Duy Trì Năng Suất Làm Việc Cao

Ekaterina Walter, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc Marketing của công ty truyền thông Branderati, cho biết gần đây nhiều lãnh đạo và người có tư duy đổi mới mà bà từng làm việc cùng có năng suất làm việc kỳ lạ – đặc biệt trong những lĩnh vực luôn có sự thay đổi nhanh như công nghệ.
 Walter nói, nhìn chung họ có khuynh hướng tuân theo một quy tắc chung là luôn duy trì năng lượng và sự tập trung ở mức cao. Đây là 3 thói quen của những người có năng suất làm việc cao:
 *Không ăn bữa trưa tại bàn một mình
 Những người có hiệu suất làm việc khủng khiếp không bao giờ ăn trưa tại bàn của họ một mình. “Nếu bạn nghĩ rằng ăn trưa tại bàn chỉ trong 10 phút sẽ tiết kiệm được thời gian và do đó tăng hiệu suất, hãy nghĩ lại”, Walter nói. Nó không có lợi cho bạn và không làm cho bạn năng suất hơn, “vì vậy hãy nhai chậm và thưởng thức bữa ăn”.
 *Xác định thời điểm cần tập trung cao
 Những người này xác định thời điểm nào trong ngày họ có năng suất cao nhất, cũng như những khoảng thời gian cần sự tập trung cao. “Điều quan trọng ở đây là cần phải đảm bảo không để sao lãng trong khoảng thời gian cần thiết nhất”, Walter giảng giải. “Nếu bạn duy trì sự tập trung cao, khả năng sáng tạo của bạn sẽ bay bổng và kết quả làm việc sẽ tốt hơn. Bạn cũng sẽ biết cách tìm ra cách kết thúc công việc nhanh hơn.”
 *Đứng dậy và đi ra ngoài thường xuyên
 “Đôi khi bạn chỉ cần dạo chơi ngoài công viên, đến quán café, mua đồ…”, Walter nói. Khi những người có năng suất làm việc cao bắt đầu cảm thấy nơi làm việc của họ không còn khiến họ tập trung, họ sẽ đứng dậy và tìm một chỗ nào đó – đôi khi rủ người nào đó đi cùng họ.
 Theo Cẩm Thịnh
Diễn đàn đầu tư

Friday, April 22, 2016

5 CÁCH ĐỂ TRỞ NÊN TỰ TIN


5 CACH DE TRO NEN TU TIN

“Những người tự tin nhất là những người sống đơn giản. Họ luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa”.
Người ta thường nói: Tự tin là dành được 50% thành công, vì thế, tự tin là điều hết sức cần thiết để mỗi con người có thể dành được thành công trong cuộc sống, sự nghiệp… Có thể nói, tự tin có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào sự lựa chọn của chính mình, hài lòng với những thành quả và mối quan hệ mình đạt được.
Sau đây là 5 cách để bạn có thể tự tin hơn trong mọi tình huống:
1. Hãy vận động:
Bạn nên chịu khó thả bộ. Bạn cũng có thể đạp xe và làm việc cho đến khi toát mồ hôi. Tập các bài tập cho não và phổi, điều này sẽ làm tăng sức mạnh thể lực, xóa bỏ mọi nỗi tức giận và khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy mình dồi dào sinh lực, làm việc hiệu quả tự tin. Không có gì tuyệt vời hơn khi thấy bạn trong dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hồng hào. Hãy ra khỏi ghế ngồi và tỏ ra năng động, mạnh mẽ.
2. Hãy quan tâm đến hình thức:
Mọi người thường để ý đến điều này đầu tiên. Những gì bạn mặc đều thể hiện tính cách, sở thích, phong thái của bạn. Nếu bạn ăn mặc kệch cỡm, không thích hợp, đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp bạn. Khi bạn để ý đến cách ăn mặc, bạn nên tự hỏi mình muốn mọi người hiểu mình là người như thế nào? mình muốn gây ấn tượng với những người nào? Chúng ta đang đề cập đến văn hóa thời trang hay chỉ là nhiều bộ quần áo kiểu cách; chúng ta đang muốn nói đến tính hiệu quả, sự phù hợp trong môi trường nhất định.
- Vậy các bạn nên lưu tâm đến 4 nhân tố sau:
+ Sự phù hợp: Dù bạn là ai thì bạn nên nhớ là cách ăn mặc của bạn cần phải luôn phù hợp với môi trường hoạt động.
+ Sạch sẽ: Hãy thận trọng với những loại máy giặt vì chúng có thể làm hỏng quần áo của bạn mà không biết. Hãy chú ý đến sự sạch sẽ gọn gàng, tránh quần áo tuột chỉ, hay quên cài cúc…
+ Giầy dép: Nên nhớ rằng mọi người đều rất để ý đến giày dép vì một lẽ họ hay nhìn xuống và hay lo lắng. Vậy bạn hãy luôn giữ cho đôi giày của mình sáng bóng, sạch sẽ.
+ Hãy luôn mỉm cười: Nụ cười tươi bừng sáng trên khuôn mặt sẽ làm cho chính bạn dễ chịu và làm cho người khác thoải mái, vui vẻ.
3. Hít thở:
Cần phải biết giữ gìn và tự kìm nén, nín thở khi cần thiết. Hãy học cách hít thở sâu, điều này cần thiết để giúp bạn bình tĩnh, kiềm chế những cơn nóng giận. Hít thật sâu trong lồng ngực, đây là cái thở từ dạ dày.
4. Sống nguyên tắc:
Giữ vững quan điểm của mình. Hãy đúng giờ và biết lo lắng đến trách nhiệm hiện tại. Không theo đuổi một mục đích không rõ ràng mà phải biết nhận thức và nắm cơ hội. Nhớ rằng mọi nguyên tắc đều có tác động rất lớn với các quan hệ nghề nghiệp (chuyên môn) cũng như các quan hệ cá nhân của bạn.
5. Cho và nhận:
Hãy cho những gì bạn muốn nhận. Nếu bạn muốn được tôn trọng và yêu quý, hãy tôn trọng và yêu quý mọi người. Nếu bạn muốn thành công thì hãy giúp người khác thành công. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn hãy cứ vui vẻ đi, hãy mở lòng mình, hãy tự công nhận những thành công của mình, hãy tự tạo ra niềm vui để tự tận hưởng niềm vui ấy. Bạn hãy luôn tự nhủ về công việc những việc này thật sẽ chẳng có gì là không thể làm được.

Wednesday, April 20, 2016

4 CÁCH ĐỂ NHÀ LÃNH ĐẠO KHẮC PHỤC SỰ NHÚT NHÁT


4 CACH DE NHA LANH DAO VUOT QUA SU NHUT NHAT
Tác giả Melody Wilding trong bài báo mới đây trên trang Forbes đã khẳng định, người ta hoàn toàn có thể học hỏi và cải thiện tính cách rụt rè, nhút nhát để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả, có uy thế.
Bà đã chỉ ra 4 thách thức và cách vượt qua chúng nếu rơi vào tình huống này:
Thách thức số 1: Xuất hiện trước đám đông
Mới nghe qua tưởng như đây là điều rất đơn giản. Bạn tự giới thiệu mình với mọi người và ngược lại, rồi sau đó mọi chuyện tiếp tục.
Nhưng trên thực tế, mọi sự không trơn tru đến vậy. Hãy tưởng tượng như bạn được dẫn qua một loạt các phòng ban, gặp gỡ với rất nhiều nhân viên cấp dưới, bị “soi” bởi hàng chục hay hàng trăm cặp mắt, thật khó để có cách “phá băng” hiệu quả và bớt vụng về trong giai đoạn tiếp xúc đầu tiên với mọi người như thế.
Cách vượt qua thách thức:
Nếu không phải là một người hoạt khẩu bẩm sinh, bạn hãy tìm hiểu về đội ngũ cộng sự của mình theo cách riêng của mình.
Tác giả Melody Wilding gợi ý một cách theo bà đơn giản và dễ áp dụng nhất: thông qua các cuộc trò chuyện một đối một. Bằng cách đó, bạn không bị cuốn vào quá nhiều trao đổi cùng lúc và bị “soi” giữa đông đảo nhân viên.
Thêm nữa, với cách sắp đặt trước các cuộc họp, cả nhân viên và lãnh đạo đều có cơ hội chuẩn bị.
Nhà quản lý có thể gửi chương trình làm việc tới cho nhân viên, xác định trước những chuyện sẽ bàn và sau đó, dành thời gian lắng nghe mọi người.
Khi bạn ngày càng hiểu rõ cấp dưới của mình, bạn sẽ thấy trao đổi với họ dễ dàng hơn trong các đối thoại hàng ngày khác.
Thách thức số 2: Trao đổi những nội dung khó nói
Nếu việc tìm hiểu cấp dưới thôi đã là chuyện không đơn giản với bạn, thì việc phải nói những chuyện như phê bình khi cấp dưới làm việc không đạt kết quả như mong muốn, hoặc tệ hơn là phải sa thải họ, còn khó khăn hơn gấp bội.
Cách vượt qua: Trong những trường hợp này, tốt nhất bạn nên có một người có kinh nghiệmquản lý hướng dẫn bạn cách thức tiến hành trao đổi.
Việc hướng dẫn này đòi hỏi tính cụ thể kiểu “cầm tay chỉ việc” như khi tiếp xúc sẽ nói gì, nói như thế nào và tiếp tục vấn đề ra sao.
Thách thứ số 3: Trao đổi trong cương vị lãnh đạo
Dù có những khi bạn phải làm việc riêng với từng nhân sự cấp dưới trong công việc cụ thể, nhưng phần lớn thời gian còn lại, bạn phải là một người quản lý. Do đó, bạn sẽ phải chủ trì cuộc họp, phân công công việc, thiết lập mục tiêu và khuyến khích tập thể nhân viên đạt được các tiêu chí mong muốn. Với một nhà quản lý nhút nhát, điều này thật khó khăn.
Cách vượt qua: Giải quyết thách thức này không thể nhanh được. Theo kinh nghiệm của tác giả Melody Wilding, bà có một giải pháp gồm 2 phần.
Thứ nhất, trên cơ sở các cuộc đối thoại một – một như đã đề cập ở thách thức số 1, bà nỗ lực tạo không khí thân mật, thoải mái với nhân viên. Khi hiểu rõ họ ở góc độ cá nhân, bà cảm thấy tự tin hơn trong quá trình giao tiếp công việc.
Thứ hai, phần chuẩn bị rất quan trọng. Là nhà quản lý, bà Melody Wilding nhận ra các nhân viên của bà luôn thắc mắc về mọi điều. Chẳng hạn, nếu công ty đưa ra một chính sách mới trong cuộc họp, lập tức họ sẽ muốn biết tại sao lại triển khai chính sách đó, những ai sẽ chịu ảnh hưởng chính sách này và người quản lý sẽ làm gì để giúp họ hoàn thành điều đó, v.v…
Nếu nhà quản lý không trả lời được các thắc mắc ấy, cái ghế của họ chắc chắn sẽ lung lay. Tuy nhiên, khi có sự chuẩn bị trước những thông tin giải đáp cần thiết, người quản lý sẽ thấy kiên định và vững vàng hơn.
Thách thức số 4: Giải quyết tất cả những thách thức trên (và còn nhiều hơn nữa)
Thoát khỏi “vùng an toàn” trong tính cách bản năng của mỗi người để khắc phục những hạn chế là câu chuyện không đơn giản. Để trở thành nhà quản lý hiệu quả, mạnh mẽ, rõ ràng cần sự nỗ lực không ngừng của bạn trong một thời gian dài.
Không ít người đã mất kiên nhẫn, bỏ cuộc. Nhưng nếu bạn vẫn muốn trở thành nhà lãnh đạo, hãy kiên trì bám trụ. Tin vui là theo thời gian, mọi sự sẽ dễ dàng hơn.
Khi bạn đã hiểu rõ đội ngũ nhân viên của mình và cảm thấy thoải mái khi ở bên họ, bạn cũng sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn trong việc dẫn dắt, lãnh đạo họ. Những cuộc nói chuyện khó khăn sẽ trở nên đơn giản hơn. Bạn sẽ tự tin hơn khi hướng dẫn và đào tạo đội ngũ của mình.

Monday, April 18, 2016

4 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỰ THÀNH CÔNG CỦA 1 NHÀ ĐẦU TƯ


4 Câu Hỏi Đánh Giá Sự Thành Công Của 1 Nhà Đầu Tư

Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với 4 câu hỏi đánh giá sự thành công của 1 nhàgiao dịch.
Thái độ ( 1 phần quan trọng của tâm lý ) của 1 nhà đầu tư cá nhân có vai trò rất lớn đối với thành công ( hay thất bại ) trong giao dịch. Để đến với thành công, người giao dịch phải yêu thích “quy trình” giao dịch của mình
  1. Bạn có yêu thích quy trình giao dịch?– từ nghiên cứu biểu đồ, đọc và tìm hiểu về những phân tích cơ bản, nghe và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, và đúc tỉa từ những thất bại của mình trước đây, vươn lên từ những sai lầm ( nên nhớ, nhà đầu tư phải không ngừng học hỏi và không ngừng nâng cao hiểu biết về thị trường và về kĩ thuật giao dịch )
  2. Nếu bạn là người mới bắt đầu với ít hơn 1 năm kinh nghiệm, bạn có sẵn sàng sử dụng những qui tắc quản lý tiền bạc bắt buộc cho sự tồn tại của mình trên thị trường không – đặc biệt là khi bạn chấp nhận 1 lợi nhuận ít ỏi ( hoặc 1 thua lỗ có giới hạn ) trong những năm đầu tiên?
  3. Bạn có đủ “kiên nhẫn” để đợi đến cơ hội thuận lợi để tiếp tục, và bạn có những nguyên tắc tuân thủ khi lập kế hoạch chơi một khi bạn bắt đầu giao dịch?
  4.  Bạn có phải là mẫu người CÓ THỂ vượt qua nỗi sợ thua lỗ,và bạn chấp nhận thua lỗ như lỗi lầm của bạn ? ( đây là câu hỏi rất quan trọng, bởi vì trong thị trường này người giao dịch phải vượt qua chính bản thân mình. Nên nhớ rằng những nhà đầu tư thành công nhất cũng có thể thất bại – và đôi khi cũng đã phá sản )
Nếu bạn trả lời “Có” đối với các câu hỏi trên, con đường dẫn đến thành công của bạn sẽ rất gần. Nhưng nếu bạn trả lời “Không” , bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trên con đường lựa chọn này, và bạn cần phải đấu tranh để đạt được những thay đổi quan trọng giúp bạn trở thành nhà giao dịch thành công.
Theo namelesstrader.com

Friday, April 15, 2016

4 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG


4 THOI QUEN CUA NGUOI THANH CONG
Vì sao người này thành công hơn người khác? Bí mật của sự thành công đơn giản chỉ là những thói quen mà nhiều người biết nhưng ít người thực hiện. Áp dụng 4 điều dưới đây trong công việc và cuộc sống, đó chính là bí quyết của người thành công.
   1. Tập trung vào mục tiêu cuối cùng
Đừng để những trở ngại trước mắt làm nản lòng bạn. Xem những thách thức là cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Trong kinh doanh hay bất cứ điều gì, bạn cần có khả năng xem xét tình huống từ mọi góc độ và thông qua quan điểm rộng nhất có thể.
  1. Học cách nói không
Nếu không thể đảm bảo hoàn thành một nhiệm vụ/dự án một cách tốt nhất, hãy từ chối. Một hoạt động kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn dự án đồng thời làm mất uy tín của bạn. Hãy biết cách tận dụng thế mạnh của bản thân.
  1. Viết nhật ký làm việc
Email, những cuộc họp và những yếu tố xung quanh sẽ khiến chúng ta dễ dàng quên những việc cần phải hoàn tất trong ngày. Mỗi buổi sáng hãy bắt đầu ngày làm việc bằng cách liệt kêra giấy những việc cần phải làm trong hôm nay. Bằng cách này, bạn có thể nhắc nhớ bản thân, thiết lập ưu tiên công việc và hoàn thành chúng một cách tốt nhất.
  1. Không ngại thất bại
Sợ thất bại là rào cản đầu tiên đến với những cơ hội thành công lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Ngay cả khi mọi việc không như mong muốn, đơn giản xem thất bại là cơ hội để học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm. Bạn sẽ không thể tạo nên những thành công vượt bậc nếu cứ mãi sống trong vùng an toàn của chính mình. Nếu có cơ hội, hãy mạnh dạn làm trưởng dự án hay tự tin đề xuất một ý tưởng mới.
Theo advice.vietnamworks.com

Wednesday, April 13, 2016

5 BÀI HỌC CHỈ CÓ THỂ TIẾP THU ĐƯỢC TỪ CUỘC ĐỜI


5 BÀI HỌC CHỈ CÓ THỂ TIẾP THU ĐƯỢC TỪ CUỘC ĐỜI
Đừng lãng phí thời gian với việc chọn sai đối tượng mục tiêu, một vài điều không có ý nghĩa gì, dù bạn có muốn chúng nhiều đến mức nào… là những bài học mà bạn chỉ có thể tiếp thu từ những trải nghiệm cuộc đời.
  1. Làm theo bản năng mách bảo
Rất nhiều người cho biết, nhiều năm qua họ luôn học cách tin vào bản năng của họ vì chúng thường rất đúng. Nếu bạn cảm thấy một điều gì đó có vẻ không ổn, chắc phải có lý do.
Hãy hành động một cách thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những gì khiến bạn lo lắng. Bạn biết nhiều hơn là bạn nghĩ.
  1. Đừng bao giờ vội vàng
Quyết định một cách vội vàng là nguyên nhân của hầu hết các sai lầm. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực đàm phán. Nếu đối tác bạn đang đàm phán muốn bạn đưa ra một quyết định nhanh chóng – vì bất kỳ lý do gì – hãy coi đây là một cảnh báo.
Việc đưa ra quyết định cần có thời gian. Quá trình đưa ra quyết định cần có sự cân nhắc và sự cân nhắc này cần thời gian. Hầu hết mọi quyết định đều có thể đợi.
  1. Đừng lãng phí thời gian với việc chọn sai đối tượng mục tiêu
Cố gắng thuyết phục doanh nghiệp làm một điều gì đó mà họ hiện tại không làm là nguyên nhân khiến sự nghiệp của Stephen Key, doanh nhân, người sáng lập InventRight LLC – công ty trụ sở tại Glenbrook, Nevada, chuyên đào tạo và hướng dẫn doanh nhân cách đưa ý tưởng thành hiện thực trên thị trường – gặp không ít khó khăn.
Nhiều năm qua, Stephen Key đã nhận ra rằng nếu ông đang bán nhiều loại táo khác nhau, tốt hơn là ông nên tìm một ai đó muốn mua số táo này. Stephen Key đã mất quá nhiều thời gian để trình bày ý tưởng của ông cho nhiều người ở nhiều ngành khác nhau.
Sự thật là phần lớn những người này không hề muốn thử một điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của họ. Và kết quả là việc bán hàng trở nên quá khó khăn – kể cả khi bạn có một ý tưởngtuyệt vời.
  1. Hãy biết rằng một vài điều không có ý nghĩa gì, bất kể bạn muốn chúng nhiều đến mức nào
Stephen Key giờ đây không còn một “chiến binh” như ngày xưa, và đây là điều tốt. Trước kia, khi một điều gì đó không “đi đúng hướng”, Stephen Key sẽ tập trung làm việc chăm chỉ hơn vì nghĩ rằng chỉ cần ý chí là đủ. Nhưng giờ đây, ông biết rằng không phải như vậy.
9 trong 10 lần, Stephen cảm thấy hài lòng khi để mọi chuyện trôi qua. Khi nhìn lại, ông nhận ra mọi chuyện như vậy là tốt nhất – có lẽ tốt hơn! Nếu bạn cứ cố gắng quá mức, suốt ngày này qua tháng khác, rốt cuộc bạn sẽ nuối tiếc về điều đó.
Tất nhiên, có một ranh giới giữa cố gắng quá mức để thành công trong công việc và từ bỏ quá dễ dàng. Cần thời gian để định hướng.
  1. Nhấc điện thoại lên
Sai lệch truyền thông dễ dàng xảy ra khi trao đổi bằng thư điện tử (email). Nếu bạn vẫn nghi ngờ, hãy nhấc điện thoại lên. Email là một hình thức giao tiếp rất hiệu quả và tiện lợi. Nhưng vì chúng quá phổ biến và không mang tính riêng tư, nên ngôn từ và ý định của bạn có thể bị hiểu sai.
Thứ nhất, luôn cố gắng nói/viết càng rõ ràng càng tốt, kể cả khi bạn đang rất vội và nhớ đọc lại những gì bạn viết trước khi gửi đi. Nếu bạn cảm thấy khả năng bất đồng có thể xảy ra, hãy nhấc điện thoại lên và nói cho rõ. Có thể tránh được nhiều vấn đề theo cách này.
Các mối quan hệ được xây dựng bằng các cuộc đàm thoại năng động. Do vậy, hãy cố gắng nhấc điện thoại lên và thậm chí tốt hơn là gặp trực tiếp những người bạn đang trao đổi thư từ.
Một sai lỗi thực sự là sai lỗi nếu bạn tiếp tục vấp phải. Bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để trở nên tốt hơn hoặc làm tốt hơn nếu bạn không phân tích những sai lỗi.
Theo doanhnhansaigon.vn