Nguyễn Thành Trực

Tôi đi tiên phong trong việc ứng dụng NLP vào Marketing Online và cung cấp bí quyết xây dựng hệ thống kinh doanh online triệu đô.

Quảng Cáo SEO Google 2014!

Google dựa trên 200 tiêu chí để xác định website nào liệt kê ở vị trí số 1, số 5, số 10 hay số n trong kết quả tìm kiếm.

Khám Phá Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy - NLP

Tôi (Nguyễn Thành Trực) đã ứng dụng NLP vào Marketing Online, Sales bán hàng rất hiệu quả. Ngoài ra, NLP cùng giúp tôi phát huy rất nhiều mặt như: Hành vi, suy nghĩ, hành động,...

Quảng Cáo Google Adwords 2014

Dùng trong các kế hoạch ngắn hạn, khuyến mãi,... Đưa từ khóa lên trang 1 Google bằng cách mua từ khóa.

Khóa Học Google Adwords và Facebook Ads tại HCM

FACEBOOK ADS VÀ GOOGLE ADWORDS là 1 trong những công cụ online hiệu quả nhất hiện bây giờ. Giúp tăng doanh thừ 20% đến 200%.

Sự Kiện GBG Đà Nẵng

Tham Gia Buổi Ra Mắt Google Business Groups (GBG) Da Nang

Buổi chia sẻ về dịch vụ Google Adwords Tại Be Training

Với hơn 90% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Google tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kì.

Dịch Vụ Marketing Online 2014

Giải pháp tăng doanh số mỗi tháng từ 10% đến 200%

Quảng Cáo Ads Facebook - Tăng Like Fanpage Facebook 2014

Giải pháp tăng doanh số khi chúng ta xây dựng cộng đồng - Quảng cáo bài viết

Wednesday, December 30, 2015

BIẾT ƠN ÔNG ĐÃ ĐUỔI TÔI


BIẾT ƠN ÔNG ĐÃ ĐUỔI TÔI
“Con người thật lạ!… Chúng ta có khả năng than phiền về sự thăng trầm không dứt của cuộc sống, song cũng có khả năng an nhiên tự tại trong những điều kiện tạm bợ hay khó khổ nhất, cũng như có niềm tin rằng vũ trụ sẽ gửi tặng chúng ta một chiếc vé hạng nhất miễn phí để đi trong cuộc đời…”
Tôi muốn kể về một trường hợp khá thú vị: Bette Graham.
Hồi còn trẻ, với tính cách năng động, Bette có một ước mơ: trở thành họa sĩ. Cho đến lúc này, mọi chuyện đều tốt đẹp. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ nhận thấy rằng cuộc đời hay có thói quen gây ra những xáo động, thử thách con người trong những lúc quyết định bằng cách bày ra cho chúng ta những sự lựa chọn khác nhau, cái nào cũng làm cho chúng ta nhỏ dãi được. Và chuyện đã xảy đến với Bette là cô ấy phải lòng một người đàn ông và rồi trở thành mẹ. Đó là thời đệ nhị thế chiến. Chồng cô bị gọi nhập ngũ và khi chiến tranh kết thúc là lúc tình yêu giữa họ chấm dứt.
Giờ đây, mang thân góa bụa, không được học hành đến nơi đến chốn và thời gian cũng chẳng có để cô theo đuổi ước mơ của mình: nghề vẽ. Cảnh túng quẫn buộc Bette phải tìm một chân thư ký hành chính ở một công ty. Lúc này là vào cuối những năm 40 và máy đánh chữ không có nút “Delete” (cám ơn ông Trời cho cái máy tính của ta có nút này). Hết lỗi sai này đến lỗi sai khác cứ đầy lên trong các tài liệu mà cô đánh máy, Betty thấy mình mất thì giờ và nhuệ khí. Bữa nọ, đột nhiên cô suy nghĩ: đời họa sĩ sướng thật, nếu họ không hài lòng với bức vẽ của mình, họ chỉ cần lấy cọ quẹt lên mấy chỗ không ưng và thật nhanh chóng, chỗ không ưng ý sẽ được chữa lại.
Cô về nhà và bắt đầu mày mò trộn mấy màu sơn lại với nhau, làm sao để có được cái màu giống đúc như màu giấy. Và cô đã thành công. Ngày hôm sau, Bette cứ việc đánh máy thoải mái, chỗ nào sai thì dùng thứ màu cô đã pha chế để tô lên rồi đánh máy lại chỗ sai ấy. Thật nhanh chóng, mấy cô thư ký cùng làm khác cũng thấy cái phương pháp của Bette tỏ ra hiệu quả. Họ bắt đầu hỏi cô về thứ chất liệu gì cô đang sử dụng. Bette buộc phải đưa ra mấy cái lọ có dán nhãn “Tẩy lỗi”.
Tin hay đồn lẹ: cái thứ Betty chế ra thật tiện dụng. Thế là bà con thi nhau đặt mua những lọ màu đó. Vào năm 1956, Bette thành lập công ty Mistake Out ở Dallas, Texas. Hoạt động của công ty thật đơn giản: cô ở trong nhà bếp làm nhiệm vụ trộn màu trong máy hóa lỏng, con trai cô cùng những đứa bạn nó thì đóng lọ. Cô ta đầu tắt mặt tối, cứ cặm cụi làm việc không kể đêm ngày, ngày thường cũng như ngày nghỉ, song không biết lý do nào đó mà công việc kinh doanh dường như chẳng phát triển là mấy. Với khối lượng công việc ngập đầu như thế, Betty mất khả năng tập trung vào công việc của mình. Và rồi, điều kỳ diệu đã xảy đến…, cô phạm phải một lỗi trong công việc, lỗi đó xem như không thể nào khắc phục được… và cô bị công ty ĐUỔI VIỆC!
Khoảnh khắc kỳ diệu ấy đã xảy ra! Trước đây Bette lo lắng bám lấy cái công việc “an toàn” của mình, sẵn sàng chấp nhận mức thu nhập bình thường, thậm chí ngay cả khi có một cơ hộilớn lao đang mở ra trước mắt cô. Việc cô bị sa thải đã có kết quả tức thì: cô có thêm thì giờ! Thì giờ để bán, bán, bán và khuyếch trương cái công ty đã lớn mạnh của cô. Năm 1967, doanh thu công ty của cô đạt tới mức một triệu đô la, và khi cô bán công ty Liquid Paper của mình vào năm 1980, cô thu được 47,5 triệu Mỹ kim.
 Nguồn: MogerManet Chu du vào chốn bán hàng – Roger Konopasek

Monday, December 28, 2015

THƯỢNG ĐẾ, TẠI SAO LẠI KHIẾN TÔI BỊ PHÁ SẢN CHỈ TRONG MỘT ĐÊM?


Thượng Đế, tại sao lại khiến tôi bị phá sản chỉ trong một đêm

“Trong khi thị trường chứng khoán cổ phiếu biến động mạnh mẽ, có một triệu phú bị tổn thất rất nặng nề, của cải tích lũy được của ông trong vòng một đêm đã chỉ còn lại 1%. Sang ngày thứ hai, mọi người đọc được tin ông ta đã nhảy lầu tự tử trên báo. Linh hồn của ông ta thoát ra, bay tới một nơi rất trống trải.” 
Lúc này, ông phát hiện Thượng Đế đứng trước mặt. “Thượng Đế, ngài thật quá tàn nhẫn!” Vị triệu phú căm phẫn nói:“Hơn nửa đời trước sự phấn đấu của tôi đều nhận được sự giúp đỡ của ngài, cớ sao cuối cùng lại khiến tôi phá sản chỉ trong phút chốc như vậy?”
Thượng Đế đã nói như thế này…
Thượng Đế rất bình tĩnh và hòa ái nói với vị triệu phú: “Con à, sự thành công của con, không phải nhờ sự giúp đỡ của ta; cho đến cả sự việc con nhảy lầu tự tử, càng không phải là do ta ép bức con. Trên thực tế, ta cho rằng con không nên nhảy lầu tự tử như vậy.”
Vị triệu phú nói: “Con từ một triệu phú trở thành một người phá sản chỉ qua một đêm, sống trên đời này còn ý nghĩa gì chứ? Quãng đời sau này hoàn toàn là dư thừa rồi …”
Thượng Đế đáp: “Nửa đời trước con không ngừng cố gắng, từ một người nghèo khổ thành một vị triệu phú, khiến cho thế nhân khâm phục, cho đến ngày bị phá sản, con vẫn còn lại 1% tài sản, vẫn còn là “thập vạn phú”. Con nhìn những người ăn mày xem, ngay đến 100 đồng họ cũng không có, nhưng chẳng phải họ vẫn đang tiếp tục sống sao?”
Vị triệu phú nói: “Con với những người ăn mày có thể đánh đồng như nhau sao? Đẳng cấp cuộc sống của con so với họ là hoàn toàn khác biệt.”
Thượng Đế đáp: “Đúng vậy, đẳng cấp của con và họ là không giống nhau, cho nên dục vọng của con và họ cũng khác nhau.”
“Con không phải chết vì tiền, con là chết vì có quá nhiều dục vọng. Con luôn cảm thấy cuộc sống của mình rất khổ, áp lực lớn, luôn phải nhìn sắc mặt của người khác, các phương diện đều không tự tại. Nhưng mà con biết không … trên thế giới này, không có một loại động vật nào sống thoải mái hơn con!”
Hãy nhìn các sinh vật khác trên thế giới này xem!
Tổ chim Branta leucopsis trên một vách đá 400 feet. Chỉ vài giờ sau khi được sinh ra, chúng phải đi kiếm thức ăn trên mặt đất. Chim bố và chim mẹ đều có thể bay, nhưng chim con căn bản không thể học bay trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, nhưng nếu nó không nhảy xuống thì sẽ bị đói chết, bản năng sinh tồn buộc nó phải liều mình mà nhảy.
Với ảo tưởng bản thân có một đôi cánh mạnh mẽ. Trong quá trình rơi xuống rất nhiều chim con đã đụng phải những mỏm đá trên vách, cuối cùng, chỉ có một số con may mắn sống sót, số còn lại không may đã phải chết, cuộc sống của chúng sau khi sinh ra chỉ vẻn vẹn có mấy tiếng đồng hồ.
Đó chính là “Tự nhiên”, nó sẽ không quan tâm cuộc sống của con có khổ đau hay không, nó có quy tắc của riêng nó. Nếu con có thể làm được, chính là để con trải nghiệm những khổ đau mà vẫn đứng vững vàng không bị gục ngã.
Vị triệu phú cảm thấy xấu hổ nói: “Như thế, ngài có thể đưa con trở về thiên đường không?”
Thượng Đế đáp: “Mỗi phút giây sinh mệnh mà ta sáng tạo cho mỗi một người đều không thừa mà chính những dục vọng mà hậu thiên đem lại cho các con mới là ma quỷ.”
Thượng Đế tiếp tục nói:“Vì sinh mệnh mà phấn đấu, là yêu cầu của ta đối với con người; Vì dục vọng mà phấn đấu, là sự thúc đẩy của ma quỷ. Bởi vì sinh mệnh của con kết thúc là do dục vọng, cho nên, ta không có cách nào đưa con lên thiên đường.”
Vị triệu phú òa khóc.
Thượng Đế tỏ vẻ thương tiếc lặng nhìn một đóa hoa trước mặt và nói:“Ở thiên đường không có dục vọng, chỉ có những sinh mệnh đẹp như hoa.”
Một người đang sống mới có hy vọng. Con người vì để thực hiện mộng tưởng, mà phải chịu khổ chịu tội! Trên thế gian này không có bất kỳ ai thoải mái, chỉ khi một sinh mệnh biết buông bỏ mới trở nên mỹ hảo.
Có thể có người cần phải đi con đường rất dài, chỉ sau khi trải qua vô số những sự tình bất ngờ, có cả vinh hoa lẫn đau khổ thì mới có thể trưởng thành được. Bất kể là đắng cay hay ngọt bùi, đó đều là sự trải nghiệm của cuộc sống, là một lần thể ngộ của bạn trong đời này, vì thế hãy trân quý những bài học đó bạn nhé.
Theo NTDTV
Biên dịch: Tuệ Minh

Friday, December 25, 2015

CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP CỦA NGƯỜI THANH NIÊN TRUNG NGUYÊN


CÂU CHUYỆN KHỞI NGHIỆP CỦA NGƯỜI THANH NIÊN TRUNG NGUYÊN
  1. Trí lớn, chí lớn và dũng cảm theo đuổi con đường mới
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Trung Nguyên từng chia sẻ, thanh niên muốn lập nghiệp phải có trí lớn, chí lớn, làm sao khát vọng thành đạt của cá nhân, hùng mạnh của cá nhân liên thông với hùng mạnh của quốc gia, hùng mạnh quốc tế. Người hùng mạnh phải có 4 yếu tố: có ý chí, hoài bão tức sức mạnh tinh thần, có sức mạnh thể chất, vật chất và giàu có về nhân văn, nhân bản.
Vào những năm 90, tại thị trường đang phát triển của Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ 250 USD (số thống kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Làm thế nào để chinh phục thị trường với một hệ thống phân phối nội địa kém hiệu quả như lúc bấy giờ? Ông chủ hãng cà phê lúc ấy đã có câu trả lời, thiết lập một hệ thống quán cà phê có kiểu mẫu một phần tương tự như Starbucks, nơi có thể giới thiệu và bán cà phê cho người tiêu dùng.
Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam.
  1. Chọn đối thủ lớn và cam kết ganh đua
Michael Dell, người sáng lập tập đoàn Dell từng phát biểu: ”Khi chọn đối thủ lớn, tuyên bố cạnh tranh với lòng tự trọng sẽ giúp bạn luôn suy tư và tìm ra chiến lược tối ưu”. Rất nhiều doanh nhân trẻ khi khởi nghiệp đặt ra những mục tiêu khiêm tốn cho chính mình và doanh nghiệp. Điều đó cũng tốt, vì đặt ra những mục tiêu khả thi phù hợp với sức của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp mới bảo toàn vốn và phát triển một cách an toàn.
Tuy nhiên, điều đặc biệt có thể thấy từ Trung Nguyên là luôn chọn những đối thủ lớn hơn mình rất nhiều để tuyên bố cạnh tranh, như Nescafe, Vinacafe. Và kết quả là thị trường cà phê hòa tan Việt Nam được chia thành thế chân vạc rõ rệt. “Cuộc chiến” cũng đang diễn tiến thú vị và bất phân thắng bại. Có lẽ vì luôn đặt cho mình những mục tiêu lớn, mà Trung Nguyên đã đạt được những điều rất đáng nể, năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean
  1. Khác biệt, ẩn dụ và lòng trung thành
Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu, đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay đổi thị trường cà phê Việt Nam.
Khác với nhiều thương hiệu khác chỉ xoay quanh chiến lược tạo cảm xúc hằng ngày cho người tiêu dùng. Trung Nguyên đưa vào thương hiệu những cảm xúc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo nên tính thời sự cho thị trường.
Trung Nguyên khẳng định tố chất chính yếu và đặc trưng khác biệt của người thanh niên Trung Nguyên trên con đường đã chọn đó là Khát Vọng mãnh liệt – Sáng tạo đột phá – Can đảm chiến thắng – năng lực Chinh phục và đặc biệt là sự chung thủy với Lý tưởng phụng sự cộng đồng và đất nước
Cà phê Trung Nguyên ngày nay không chỉ còn là riêng câu chuyện của Trung Nguyên và Đặng Lê Nguyên Vũ nữa, mà đã trở thành câu chuyện lớn hơn, về một khát vọng doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường thế giới, trở thành tập đoàn Việt cạnh tranh bình đẳng, đàng hoàng với các đế chế trên thế giới
 Chân Dung Người Khởi Nghiệp

Wednesday, December 23, 2015

HÃY GIẾT CHẾT CON BÒ QUÝ GIÁ CỦA BẠN


 Hãy giết chết con bò quý giá của ban
“Chuyện kể rằng có hai thầy trò ghé thăm một gia đình sống dưới mức nghèo khổ trong một túp lều tồi tàn. Cuộc sống của gia đình 8 người này được duy trì nhờ một con bò sữa. Đó là tài sản vô cùng quý báu của gia đình họ so với dân làng chung quanh. Trước khi bỏ đi, người thầy đã đâm chết con bò, trong sự sợ hãi và lo lắng của người học trò.
Một năm sau, hai thầy trò quay lại chứng kiến một gia đình sống sung túc dưới một căn nhà đàng hoàng. Thì ra không có con bò để vắt sữa, gia đình họ phải phát hoang đất trồng lương thực; ban đầu chỉ là để khỏi chết đói, sau đó thì họ có nhiều lương thực để bán ra chợ và từ đó họ trở nên sung túc.
Bài học từ người thầy: ‘Con bò mà họ yêu quý như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ với đói nghèo khổ cực. Chỉ khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới nhìn sang hướng mới’.
Người thầy nâng tầm ý nghĩa câu chuyện: ‘Nếu con có một công việc – dù con không thích – giúp con trả được nợ, sống sót và cũng tận hưởng được một vài tiện nghi nho nhỏ, thì con dễ dàng rơi vào cái bẫy hài lòng với suy nghĩ rằng ít nhất thì mình cũng có được một cái gì đó. Cuối cùng con biện minh rằng khối người muốn được như vậy mà có được đâu’.
Nghe xong lời dạy, người học trò, tìm ‘giết’ con bò của mình, để bắt đầu một cuộc sống không có bò” – Tiến sĩ Camilo Cruz.
Con bò trong câu chuyện là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vùng an toàn của bạn. Nếu bạn quá gắn bó mà không chịu bước ra khỏi nơi trú ngụ của mình, cơ hội dành cho bạn sẽ ít dần đi, hay một điều gì đó sẽ xảy đến và lấy đi mất cơ hội của bạn. Số mệnh, hay bất cứ cái gì đang điều khiển mọi thứ, không cho phép chúng ta được quá tự mãn với bản thân và nó sẽ đá cho chúng ta một cú thật đau để thức tỉnh chúng ta. Nếu đôi khi chúng ta biết mở rộng những cái kén bao bọc mình thì cú đá đó sẽ không thể ảnh hưởng nhiều đến chúng ta – chúng ta luôn sẵn sàng với nó – chúng ta sẽ đối phó với nó dễ dàng hơn.
Mở rộng phạm vi an toàn sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Nó khiến bạn trở nên tự tin hơn để tìm kiếm hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Monday, December 21, 2015

CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO START-UP


Chìa Khóa Thành Công Cho Start-Up
Chỉ trong một ngày bạn không thể xây dựng được thành Rome. Vì thế cho dù bạn đang ở bất kì vị trí nào trên con đường làm chủ của chính mình, thì hãy luôn nhớ rằng, bạn phải hành động mỗi ngày, từ từ từng bước, và nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp trong tương lai. 
Nhưng điểm xuất phát của thành công sẽ luôn là:
1. Niềm đam mê cho những thứ bạn theo đuổi
Bạn có sở thích chơi đàn ukulele, nhưng bạn biết bạn sẽ không thể sống dựa vào nghề này. Thật là tuyệt vời – khi sở thích của bạn có thể nuôi sống bạn. Nhưng không thể vì thế mà bạnlãng phí thời gian và nguồn lực của mình cho những thứ bạn chẳng hề hứng thú hay quan tâm. Bạn đã từng xem qua video nào của Jim Canotre, một nhà thiên văn học – người đã đưa tin giữa trận bão tuyết gần đây. Khi đọc bản tin, toàn thân thể của anh được phủ bởi áo khoác dày cộm, ngay cả mắt kính cũng bị đóng băng, xung quanh là cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Thế nhưng khi đang đưa bản tin của mình, một hiện tượng hiếm có đã xảy ra – “thudersnow”. Khi nhìn thấy cảnh tượng ấy, anh hoàn toàn mất hết bình tĩnh, nhảy cẫng lên vì vui sướng và la hét. Chúng ta có lẽ phải mất vài giây để hiểu và cảm nhận được sự phấn khích đang lan truyền của anh. Bạn xem chương trình ấy, và bạn không thể không ấn tượng bởi những trải nghiệm tuyệt vời của Jim Canotre.
Đơn giản là, nếu bạn không yêu thích một điều gì, thì đừng làm nữa!
2. Biết rõ sứ mệnh của mình và có một kế hoạch sẵn sàng
Đây thường là nơi chúng ta mắc kẹt bởi chúng ta cảm thấy không đủ năng lực để viết được một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh ư, nó không cần phải hoàn hảo, nó chỉ cần đơn giản. Điều quan trọng nhất đó là hãy viết nó ra giấy và có một kết hoạch với những mục tiêu để bạn theo đuổi trong đầu.
Sứ mệnh của bạn là cách thức bạn phục vụ mọi người và thế giới. Bạn đang cố gắng để giải quyết vấn đề gì? Nếu công việc kinh doanh mới của bạn là một tiệm bánh, sứ mệnh của bạn có thể là để bán những chiếc bánh được làm thủ công cao cấp , nuôi dưỡng vị ngon truyền thống lâu đời cho mọi thực khách.
3. Trước tiên hãy là một người bán hàng
Hầu hết mọi người đều phát cuồng với thương hiệu, branding, marketing và đòi hỏi mọi thứ phải thật hoàn hảo trước khi bắt tay vào khởi nghiệp. Thực ra, điều đầu tiên mà chúng ta nên cố gắng làm, đó chính là bán sản phẩm của mình. Tạo được sự quan tâm của mọi người và tiếp đến là thu nhập, rồi sản xuất nhiều hơn.
Điểm chính ở đây là, đừng chờ đợi sự hoàn hảo, bởi vì nó sẽ không bao giờ xảy ra. Với vô sốcơ hội gọi vốn cộng đồng online, trên các trang web, và tiếp thị trực tuyến, cơ hội của bạn để bán hàng và tạo thu nhập là ngay lập tức, sau đó hãy thúc đẩy công ty của bạn tiến lên.
4. Là một người xây dựng thương hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu của bạn là một quy trình liên tục ngay từ khi bạn bắt đầu khởi nghiệp. Bạn bắt đầu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nghĩa là bạn đã hiểu hơn hình ảnh doanh nghiệp bạn đang định hình. Những phản hồi từ khách hàng sẽ cho bạn biết bạn khác biệt thế nào với những mô hình kinh doanh tương tự.
Khách hàng lí tưởng của bạn sẽ dần hiểu rõ hơn về bạn. Điều này tác động đến thương hiệu bạn xây dựng, cũng như những trải nghiệm bạn đang làm cho lĩnh vực mà mình đam mê.
Bạn sẽ học được rất nhiều bài học vô giá trên con đường tạo ra đế chế của riêng mình. Hãy trung thực, khiêm nhường, không ngần ngại phạm sai lầm và học hỏi từ chính những sai lầm đó. Hành trình chính là điều tuyệt vời nhất bạn có thể tận hưởng!
Dịch: Ryu
Nguồn: entrepreneur.com

Friday, December 18, 2015

CHĂM CHỈ ĐÚNG CÁCH – CÔNG THỨC CỦA THÀNH CÔNG


Chăm chỉ đúng cách - công thức của thành công
“Cần cù lao động, điều đơn giản ấy tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng lại là chìa khóa thành côngcho sự nghiệp của bạn. Dù bạn là ai, dù bạn làm gì, làm những công việc hợp pháp thì sự chăm chỉ chiếm con số phần trăm rất lớn để thúc đẩy sự thành công của bạn.”
Cần cù lao động
Câu chuyện thứ 1: Vào đầu thế kỷ trước, một người Mỹ đã đúc kết kinh nghiệm làm việc của cả cuộc đời mình và viết nên cuốn sách: “Suy nghĩ để làm giàu” và “Quy tắc thành công”. Với hai bàn tay trắng ông đã xây dựng nên sự nghiệp của mình. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông đã xin vào làm công nhân của một mỏ khai thác than. Trong thời gian làm việc ở mỏ than, không những ông rất chăm chỉ làm việc mà còn tạo cho mình một “thói quen làm cho tôi trở nên giàu có”. Đó là: Luôn làm nhiều việc hơn so với yêu cầu thực tế. Thay vì làm 8 tiếng, hằng ngày ông làm việc từ 9-10 tiếng.
Hằng ngày, ông thường đến mỏ than rất sớm, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm việc và kiểm tra các thiết bị xem có đủ độ an toàn không, mặc dù công việc đấy không phải của ông. Rất nhanh sau đó, ông được bầu làm tổ trưởng tổ khai thác than, sau nhiều năm cần mẫn làm việc ông được bầu làm giám đốc. Sau khi rời bỏ công ty khai thác than, ông còn làm nhiều công việc khác như: Tiếp thị, Biên tập viên báo chí… Nhưng trong bất cứ công việc nào, ông cũng đều nhận được sự tín nhiệm, được tăng lương, thăng chức liên tục, trong đó có vài lần ông được đề bạt làm giám đốc. Nhờ vậy, thay vì nhận lương 100 đô/1 tháng thì ông nhận được lương cao gấp 2-3 lần. Ông đã khiến rất nhiều người phải thán phục.
Đóng góp nhiều trước khi đòi hỏi quyền lợi.
Câu chuyện thứ 2: Thời nay, một thanh niên xuất thân từ nông thôn, sau khi tốt nghiệp, đã trụ lại thành phố để tìm việc. Mọi thứ mà anh có sau khi tốt nghiệp xoay quanh số 0: không tiền, không nhà, không người quen. Sau 3 tháng tìm việc vất vả, anh cũng tìm được vị trí làm nhân viên của một công ty buôn bán thuốc tây nhỏ. Cả công ty có 3 người: giám đốc, anh và một đồng nghiệp. Vì công ty nhỏ nên việc gì anh cũng phải làm qua, từ nghe điện thoại, đánh máy, tiếp thị cho đến bán hàng… có khi không thuê được người, anh còn đích thân chở hàng đến tận nhà cho khách dù mức lương của anh không phải dành cho người làm nhiều việc đến như vậy. Khi phải ở lại làm thêm không lương đến tối mịt, anh cũng không nề hà gì. Về sau, công ty mở rộng quy mô, tuyển nhiều nhân viên, anh đã được đề bạt làm phó giám đốc. Người thanh niên ấy thành công nhờ một bí quyết rất bình thường: Đóng góp trước khi đòi hỏi quyền lợi.
Bài học rút ra
Nếu bạn thực sự cầu thị và chăm chỉ, chắc chắn cơ hội sẽ đến với bạn. Hiện nay, có rất nhiều người không tìm được việc làm như ý muốn nên ở nhà chờ cơ hội, đôi khi kéo dài hàng tháng trời ròng rã. Hãy nhận ra rằng bạn đang lãng phí thời gian quý báu một cách vô ích. Thay vì ngồi nhà chờ việc, bạn đã có thể tích cực tìm kiếm những việc làm khác. Công việc đó, dù có thể không đúng hoàn toàn như mong muốn của bạn, nhưng nếu chúng mang đến cho bạn nhiều cơ hội khác, hãy mạnh dạn thử. Quan trọng là bạn có chăm chỉ và có ý chí tiến thủ hay không mà thôi!
Cũng vậy, rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, khi đi phỏng vấn tìm việc đã nêu yêu cầu và chế độ đãi ngộ quá cao. Thực ra, họ nên cân nhắc xem những yêu cầu đó có hợp lý với những lợi ích họ có thể đem lại cho công ty hay không? Hãy nhớ, đóng góp nhiều trước khi đòi hỏi quyền lợi là chiếc chìa khóa vàng giúp Nhà tuyển dụng nhận ra giá trị thực sự của bạn.
Nếu bạn luôn nghĩ “làm ra được hạt gạo thì quá dễ dàng và được ăn gạo ngon là một điều tất yếu” thành công sẽ không bao giờ đến với bạn. Chỉ có làm việc hăng say hết mình và biết tận dụng mọi cơ hội bạn mới có thể gặt hái được thành công.
Theo CleverJobs

Wednesday, December 16, 2015

CHIẾN LƯỢC GIÚP COCA-COLA THÀNH THƯƠNG HIỆU SỐ 1 TOÀN CẦU


Chiến lược giúp Coca-Cola thành thương hiệu số 1 toàn cầu
Giờ đây, người dân ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tiêu dùng 1,9 tỷ suất đồ uống này mỗi ngày, theo số liệu của Công ty Coca- cola.
Ông David Butler – Phó chủ tịch phụ trách đổi mới và cải tiến của Coca-Cola, đồng tác giả cùng với Linda Teschler cuốn Design to Grow: How Coca-Cola Learned to Combine Scale and Agility (and How You Can Too) (tam dịch: Thiết kế để tăng trưởng: Cách Coca-Cola kết hợp quy mô và sự nhạy bén (và Bạn cũng có thể)), cho biết, hãng này đã sử dụng 7 chiến lược thiết kế và tiếp thị chủ chốt để đưa Coca-Cola trở thành thương hiệu số 1 toàn cầu.
1Khởi đầu với công thức độc nhất vô nhị được thị trường kiểm nghiệm
Sau cuộc nội chiến, đại tá John Pemberton muốn phát triển sản phẩm rượu vang coca (coca wine: cơ bản là cola với cồn và cocaine) – sản phẩm đang được ưa chuộng thời đó. Năm 1886, bang Atlanta thông qua đạo luật buộc các nhà sản xuất nước ngọt chỉ được sản xuất các sản phẩm đồ uống không chứa cồn.
Pemberton gửi cho cháu trai Lewis Newman một vài mẫu sản phẩm của ông để đưa đến một nhà thuốc địa phương nơi mọi người thường tụ tập để uống các loại nước soda.
Newman phản hồi cho Pemberton về nhiều loại đồ uống pha chế khác nhau và cuối năm đó, Pemberton đã tìm ra công thức độc nhất vô nhị và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Công thức ban đầu giờ đây vẫn được giữ bí mật trong hầm an toàn tại Atlanta.
Thành phần cocaine được loại bỏ khỏi sản phẩm Coke vào năm 1903. Nhà sản xuất cũng đã nhiều lần điều chỉnh thành phần trong thế kỷ qua, nhưng ngoài thảm họa “New Coke” năm 1985, công thức ban đầu của Coca-Cola gần như không thay đổi.
Quyết định này đã giúp công ty tăng trưởng do không phải mất thời gian để điều chỉnh theo khẩu vị của các thị trường trên toàn thế giới.
2. Phông chữ trên logo không bao giờ thay đổi
Frank Mason Robinson – nhân viên kế toán của ông Pemberton đã quyết định rằng logo của Coca-Cola phải sử dụng kiểu chữ Spencerian mà nhân viên kế toán hay dùng vì nó sẽ tạo sự khác biệt với các sản phẩm đối thủ.
Công ty đã tiêu chuẩn hóa logo vào năm 1923, đồng thời, giống như công thức, quyết định rằng dù rằng bao gói có thể điều chỉnh theo thời gian, song logo lõi sẽ không bao giờ thay đổi.
Kết quả là logo hơn 100 năm tuổi của Coca-Cola đã in sâu vào trí nhớ của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
3. Sử dụng mẫu chai độc quyền
Sau khi thương nhân tại Georgia Asa Griggs Candler trở thành cổ đông lớn của Coca-Cola vào năm 1888, ông quyết tâm đưa Coke trở thành sản phẩm phổ biến nhất nước Mỹ bằng việc tiếp thị và liên kết với các nhà đóng chai trong khu vực.
Đến năm 1915, Candler để mất thị phần vào tay hàng trăm đối thủ. Ông mở cuộc thi trên phạm vi toàn quốc về thiết kế mẫu chai đựng có thể cho người tiêu dùng biết rằng Coke là sản phẩm tuyệt hảo, không thể nhầm lẫn với các sản phẩm cola khác.
Mẫu chai mới phải có thể sản xuất đại trà, sử dụng thiết bị hiện có nhưng cũng phải khác biệt và dễ nhận biết.
Công ty Root Glass Company tại Indiana quyết định tham gia cuộc thi. Trong khi tìm kiếm trong từ điển từ “coca” và những từ tương tự, Butler viết, người giám sát khuôn Earl R. Dean tình cờ nhìn thấy hình minh họa cây cacao và ông ngay lập tức bị ấn tượng.
Coca-Cola gần như không liên quan gì đến cacao, nhưng quả cacao có hình dáng vừa kỳ lạ và vừa hấp dẫn. Ông Deal và nhóm cộng sự của mình bắt tay vào làm việc và trở thành người thắng cuộc thi vào năm sau đó.
Coca-Cola đặt mua mẫu chai mới như một phần trong chiến lược tiếp thị tự vệ, những cũng bắt đầu quảng bá mẫu chai này tích cực như quảng bá logo và sản phẩm. Thậm chí sau khi thay chai thủy tinh bằng chai nhựa, công ty tiếp tục quảng bá hình ảnh chai Coke như một biểu tượng.
4. Buộc nhà bán lẻ phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng
Công ty Trust Company của Ernest Woodruff tại Georgia đã mua lại Coca-Cola từ tay Candler vào năm 1919. Woodruff tập trung vào duy trì tiêu chuẩn tuyệt hảo khi công ty mở rộng quy mô.
Nhóm phát triển Coke quyết định rằng loại đồ uống này phải được phục vụ ở nhiệt độ 360F (2,220C) và sẽ cử nhân viên bán hàng đến các nhà bán lẻ để thông báo với họ rằng không bao giờ được phục vụ sản phẩm Coke ở nhiệt độ trên 400F (4,440C).
Ngày nay, sách lược này có thể hơi kỳ cục, nhưng tiêu chuẩn 360F chỉ là một ví dụ khác trong việc thiết lập Coca-Cola trở thành sản phẩm chất lượng tuyệt hảo.
5. Giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm
Ngày nay đặc điểm chung của hầu hết các công ty công nghệ khởi nghiệp là cung cấp dịch vụ miễn phí và sau đó thu phí cao hơn đối với khách hàng hoặc đơn vị quảng cáo ngay khi họ quen dùng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp miễn phí trước đó.
Trước khi việc tận dụng hiệu ứng kết nối và lan tỏa trở thành thông lệ tiêu chuẩn, Coca-Cola đã sử dụng phương pháp tương tự để mở rộng quy mô ra toàn nước Mỹ và sau đó là toàn cầu.
Từ năm 1886 đến 1959, 1 chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ.
6. Chỉ dẫn quảng cáo bằng lời nói
Rõ ràng sau khi Candler nắm quyền kiểm soát công ty, Coke đã trở thành thương hiệu đồ uống được tiêu thụ rộng rãi.
Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 – 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.
Ông Candler cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ nhiều đồ trang trí Coca-Cola như áp phích quảng cáo và hình minh họa để trang trí cửa hàng cũng như tặng quyển lịch và đồng hồ cho khách hàng.
Theo ông Butler, Coke là sản phẩm tiên phong trong việc gắn kết thương hiệu với những đồ vật không liên quan gì đến sản phẩm.
7. Chấp nhận mô hình nhượng quyền (franchise)
Năm 1899, Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead – 2 luật sư ở Tennessee – đã đến gặp ông Candler và đề nghị liệu ông Candler có để cho họ đóng chai Coke hay không. Coke được bán ở dạng xi-rô mà nhà bán lẻ sẽ pha với nước soda, nhưng đây không phải là cách đặc trưng để thưởng thức cola khi bận rộn, lúc đang đi hoặc mua mang về nhà.
Candler quyết định trao quyền đóng chai với giá chỉ 1 USD – ông chưa bao giờ thu về, vì ông hài lòng với việc giữ lại các quyền đối với xi-rô.
Việc này đánh dấu sự khởi đầu của cái mà công ty gọi là Hệ thống Coca-Cola – mối liên kết nhượng quyền với các nhà đóng chai, cho phép thương hiệu thực sự cất cánh.
Ngày nay, có hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.
Ông Butler viết “Coca-Cola không phải là một công ty khổng lồ; chỉ là một hệ thống những công ty nhỏ. Và mô hình này giúp công ty phát triển sản phẩm mới, phương thức giao tiếp mới, thiết bị mới…”.
 PHAN NGUYỄN/NCĐT