5 BÀI HỌC CHỈ CÓ THỂ TIẾP THU ĐƯỢC TỪ CUỘC ĐỜI
Đừng lãng phí thời gian với việc chọn sai đối tượng mục tiêu, một vài điều không có ý nghĩa gì, dù bạn có muốn chúng nhiều đến mức nào… là những bài học mà bạn chỉ có thể tiếp thu từ những trải nghiệm cuộc đời.
  1. Làm theo bản năng mách bảo
Rất nhiều người cho biết, nhiều năm qua họ luôn học cách tin vào bản năng của họ vì chúng thường rất đúng. Nếu bạn cảm thấy một điều gì đó có vẻ không ổn, chắc phải có lý do.
Hãy hành động một cách thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những gì khiến bạn lo lắng. Bạn biết nhiều hơn là bạn nghĩ.
  1. Đừng bao giờ vội vàng
Quyết định một cách vội vàng là nguyên nhân của hầu hết các sai lầm. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực đàm phán. Nếu đối tác bạn đang đàm phán muốn bạn đưa ra một quyết định nhanh chóng – vì bất kỳ lý do gì – hãy coi đây là một cảnh báo.
Việc đưa ra quyết định cần có thời gian. Quá trình đưa ra quyết định cần có sự cân nhắc và sự cân nhắc này cần thời gian. Hầu hết mọi quyết định đều có thể đợi.
  1. Đừng lãng phí thời gian với việc chọn sai đối tượng mục tiêu
Cố gắng thuyết phục doanh nghiệp làm một điều gì đó mà họ hiện tại không làm là nguyên nhân khiến sự nghiệp của Stephen Key, doanh nhân, người sáng lập InventRight LLC – công ty trụ sở tại Glenbrook, Nevada, chuyên đào tạo và hướng dẫn doanh nhân cách đưa ý tưởng thành hiện thực trên thị trường – gặp không ít khó khăn.
Nhiều năm qua, Stephen Key đã nhận ra rằng nếu ông đang bán nhiều loại táo khác nhau, tốt hơn là ông nên tìm một ai đó muốn mua số táo này. Stephen Key đã mất quá nhiều thời gian để trình bày ý tưởng của ông cho nhiều người ở nhiều ngành khác nhau.
Sự thật là phần lớn những người này không hề muốn thử một điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của họ. Và kết quả là việc bán hàng trở nên quá khó khăn – kể cả khi bạn có một ý tưởngtuyệt vời.
  1. Hãy biết rằng một vài điều không có ý nghĩa gì, bất kể bạn muốn chúng nhiều đến mức nào
Stephen Key giờ đây không còn một “chiến binh” như ngày xưa, và đây là điều tốt. Trước kia, khi một điều gì đó không “đi đúng hướng”, Stephen Key sẽ tập trung làm việc chăm chỉ hơn vì nghĩ rằng chỉ cần ý chí là đủ. Nhưng giờ đây, ông biết rằng không phải như vậy.
9 trong 10 lần, Stephen cảm thấy hài lòng khi để mọi chuyện trôi qua. Khi nhìn lại, ông nhận ra mọi chuyện như vậy là tốt nhất – có lẽ tốt hơn! Nếu bạn cứ cố gắng quá mức, suốt ngày này qua tháng khác, rốt cuộc bạn sẽ nuối tiếc về điều đó.
Tất nhiên, có một ranh giới giữa cố gắng quá mức để thành công trong công việc và từ bỏ quá dễ dàng. Cần thời gian để định hướng.
  1. Nhấc điện thoại lên
Sai lệch truyền thông dễ dàng xảy ra khi trao đổi bằng thư điện tử (email). Nếu bạn vẫn nghi ngờ, hãy nhấc điện thoại lên. Email là một hình thức giao tiếp rất hiệu quả và tiện lợi. Nhưng vì chúng quá phổ biến và không mang tính riêng tư, nên ngôn từ và ý định của bạn có thể bị hiểu sai.
Thứ nhất, luôn cố gắng nói/viết càng rõ ràng càng tốt, kể cả khi bạn đang rất vội và nhớ đọc lại những gì bạn viết trước khi gửi đi. Nếu bạn cảm thấy khả năng bất đồng có thể xảy ra, hãy nhấc điện thoại lên và nói cho rõ. Có thể tránh được nhiều vấn đề theo cách này.
Các mối quan hệ được xây dựng bằng các cuộc đàm thoại năng động. Do vậy, hãy cố gắng nhấc điện thoại lên và thậm chí tốt hơn là gặp trực tiếp những người bạn đang trao đổi thư từ.
Một sai lỗi thực sự là sai lỗi nếu bạn tiếp tục vấp phải. Bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để trở nên tốt hơn hoặc làm tốt hơn nếu bạn không phân tích những sai lỗi.
Theo doanhnhansaigon.vn