6 Đặc Điểm Đáng Ngạc Nhiên Của Những Doanh Nhân Thành Công
“Làm thế nào để trở thành một doanh nhân thành công?” là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Câu trả lời chung mà bạn thường nhận được đó là niềm đam mê, sự thông minh, táo bạo và có thể là khả năng
Tuy nhiên, có những đặc điểm khác về các doanh nhân thành công mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là 6 trong số đó.
  1. Chân thật
Trong một thế giới mà tất cả mọi người đều muốn xây dựng thương hiệu của mình, trở thành một chuyên gia và nhận được sự chú ý của các phương tiện truyền thông xã hội thì những con người chân thật ngày càng trở nên hiếm gặp hơn. Thế nhưng, đặc điểm này lại chính là lợi thếbởi chẳng ai muốn làm việc với một tên lừa đảo. Bạn nên theo đuổi sự nghiệp kinh doanh nếu bạn thật sự muốn đưa ra giải pháp cho một vấn đề nào đó hoặc nâng cao cuộc sống của con người theo những cách khác nhau. Hãy quên đi tất cả những lời thổi phồng xung quanh chuyện khởi nghiệp và chỉ cần là chính mình.
  1. Có thời gian nghỉ ngơi
Hầu hết mọi người nghĩ rằng những doanh nhân giỏi nhất sẽ sống, ăn, ngủ và thở cùng với công việc của họ. Tuy nhiên, điều trái ngược lại thường xảy ra. Những nhà kinh doanh tài ba thường làm việc có khoa học, nghỉ ngơi tốt và khỏe mạnh. Bằng cách tự chăm sóc bản thân, bạn sẽ có khả năng chăm sóc tốt hơn đến công ty, nhân viên và khách hàng của mình.
Có rất nhiều cách giúp các doanh nhân có thể nghỉ ngơi. Bạn có thể duy trì lịch tập thể dục một cách đều đặn và thường xuyên cho dù có bận rộn như thế nào. Bạn cũng nên dành thời gian để đi chơi cùng gia đình và bạn bè. Ngồi thiền, đến bảo tàng, đi bộ hoặc đơn giản là bỏ điện thoại sang một bên cũng giúp bạn được thư giãn. Những hoạt động này sẽ giúp bạn nâng cao được cả thể chất, tinh thần để có thể đối mặt với những thời điểm khó khăn.
  1. Biết khi nào cần cắt lỗ
Không có điều gì đến với các doanh nhân một cách dễ dàng. Họ cũng phải kiên trì để vượt qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Sự dũng cảm và quyết tâm là điều không thể thiếu nhưng bạn cũng cần biết khi nào nên cắt lỗ và dịch chuyển. Cứ cố gắng theo đuổi một quyết định tồi tệ là cách nhanh chóng ‘giết chết’ doanh nghiệp của mình.
Khi một điều gì đó không hoạt động và hoàn cảnh dường như đang chống lại bạn, tốt nhất là nên dừng lại, thay đổi, di chuyển và tiến lên phía trước theo một hướng khác. Bởi vì cuối cùng, quyết định tốt nhất là điều đem lại hiệu quả chứ không phải điều được đưa ra đầu tiên.
  1. Không biết tất cả mọi thứ
Các doanh nhân thành công nhất không biết tất cả mọi việc. Họ cũng không phải những người thông minh nhất. Vậy họ làm thế nào? Họ biết khi nào cần đề nghị sự giúp đỡ và xung quanh họ là những người thông minh, tài năng.
Một số doanh nhân có thể cho rằng họ không có điểm yếu, nhưng điều đó không có nghĩa họ là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Điều quan trọng là cần xác định điểm yếu của bạn là gì: hoạt động, bán hàng, tiếp thị hay quản lý nhân viên. Sau đó, tìm người phù hợp để giúp bạn đảm nhận những vị trí đó. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải là một chuyên viên tài chính để có thể tuyển dụng được một kế toán hay CFO giỏi.
  1. Có thể nói không
Khi bạn mới bước chân vào sự nghiệp kinh doanh, mọi thứ trở nên quá hấp dẫn đến mức bạn không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, cho dù đó là lời yêu cầu của khách hàng vào phút cuối hay một thị trường mới tiềm năng. Tuy nhiên, thành công không đến từ việc tham gia vào tất cả mọi thứ, mà từ khả năng đánh giá cơ hội của bạn. Giống như Steve Jobs từng nói: “Tôi thật sự thấy tự hào về những điều chúng tôi đã làm cũng như đã không làm. Sự đổi mới là việc nói ‘Không’ với cả nghìn thứ”.
Thiết lập chế độ ưu tiên của bạn và sử dụng nó để đánh giá mỗi cơ hội hay yêu cầu mới. Quan trọng nhất, hãy giữ trong tâm trí mình rằng nói ‘Không’ không có nghĩa bạn không phải là người tuyệt vời. Bạn chỉ đang thiết lập sự ưu tiên và giới hạn của mình mà thôi.
  1. Biết cảm thông
Những doanh nhân vĩ đại hiểu rằng công việc kinh doanh của họ vì con người nhiều hơn là tiền hay doanh số. Thay vì chỉ tạo ra các tính năng hay sản phẩm mới. các doanh nhân thành công sẽ xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhân viên, khách hàng, nghĩ về nhu cầu của họ và tìm cách giúp đỡ. Hãy dành ra 15 phút để lắng nghe khách hàng hay nhân viên của mình nói. Nó sẽ là 15 phút giá trị nhất trong cả tuần làm việc của bạn.