Thursday, August 29, 2013

Đôi nét về Vĩnh Long quê Tôi

 
Vĩnh long

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ vĩ bắc, kinh tuyến 105041’18’’ đến 106017’03’’ kinh đông. Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long: sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long (đường chéo đông sang tây 65 km, đường chéo bắc nam 51 km), phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía bắc theo quốc lộ I, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33 km theo quốc lộ I.
 
Vĩnh Long không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Sông Tiền và sông Hậu chảy ra biển Đông qua vùng đất Vĩnh Long nổi lên nhiều cù lao lớn nhỏ: cù lao An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Quới Thiện (sông Cổ Chiên), Lục Sỹ Thành (sông Hậu),…Đây là những vùng trồng cây ăn trái đặc sản trù phú, dân cư đông đúc, giàu có.
 
Hiện nay, Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chánh: thị xã Vĩnh Long và và 07 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, Bình Tân); gồm có 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 148.737 ha (1.487,37km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái.
 
Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chánh.
Về tên gọi:
 
Năm 1732, chúa đời thứ 7 thời Nguyễn là Nguyễn Phúc Trú (1696 - 1738) lập đơn vị hành chánh đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, dinh Long Hồ.
 
+ Năm 1779, đổi thành Hoằng Trấn dinh;
+ Từ năm 1780 – 1805, Vĩnh Trấn;
+ Từ 1806 – 1832, Trấn Vĩnh Thanh;
+ Từ 1832 – 1950, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1951 – 1954, tỉnh Vĩnh Trà;
+ Từ năm 1954 – 1975, tỉnh Vĩnh Long;
+ Từ năm 1976 – 5.1992, tỉnh Cửu Long;
+ Từ 5 – 5 - 1992 đến nay là tỉnh Vĩnh Long.
 
Thời chúa Nguyễn, Vĩnh Long bao gồm các phần đất tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh.
 
Trước 1948, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thuộc tỉnh Vĩnh Long; sau đó giao cho Bến Tre; đến giai đọan 1957 – 1965, huyện Chợ Lách giao về cho tỉnh Vĩnh Long. Năm 1966, tách huyện Chợ Lách về tỉnh Bến Tre.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ; từ 1948 – 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1951 – 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà; Từ năm 1954 – 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Từ năm 1971 – 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
 
Từ năm 1957 – 1974, các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, thị xã Sa Đéc (Sa Đéc) nhập vào Vĩnh Long.
 
Từ năm 1957 trở về trước huyện Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long; Từ năm 1957 đến 1972 đến nay thuộc tỉnh Vĩnh Long.


Con người và danh nhân Vĩnh Long
-------------------

Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) 
Tống Phước Hiệp (....... - 1776)
Đốc binh Lê Cẩn (.... - 1872)
Nguyễn giao (.... - 1873)
Phan Liêm (1833 - ....)
PHAN TÔN (1837 - .....)
Phan Văn Đáng (1919 - 1997)
Nguyễn Thị Hồng (1915 - 1992)
Phạm Hùng (1912 – 1988) 
Bùi Thị Mè | Nguyễn Thị Nhỏ (1909 – 1946)
Nguyễn Văn Nhung (1903 – 1982) 
Huỳnh Kim Phụng (1926 - 1970) 
Phan Văn Sử (1910 – 1982)
Nguyễn Văn Thiệt (1906 – 1970)
Trần Văn Đang (1942 – 1965)
Lê Văn Lăng - Anh hùng Lực lượng vũ trang (1946 – 
Lưu Văn Liệt - Liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang | Thạch Thia - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Võ Văn Tưởng - Liệt sĩ AHLLVT Nhân dân (1948 – 197 
Nhà thơ Nhiêu Tâm & Nguyễn Thông (1827 – 1884) 
Phan Văn Trị (1830 – 1910) 
Tống Hữu Định (1869 – 1932) 
Trần Quang Quờn (1875 – 1946) 
Thanh Hương (1923 – 1985) 
Thanh Loan - Nghệ sĩ ưu tú (1917 – 1982) 
Út Trà Ôn - Nghệ sĩ ưu tú (1919 - 2001) 
Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) 
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997) 
Phan Thanh Giản (1796 – 1867) 
Truy Phong (1925 – 2005) 
Nguyễn Thị Ngọt (1912 - 1998)
Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 11/6/2008)
...

Về tới Vĩnh Long nhớ ghé qua các địa danh hào hùng:
Di tích lịch sử văn hóa

--------------------

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Chùa Phước Hậu
Chùa Tiên Châu
Đình Long Thanh
Đình Tân Hoa (Đình Cái Đôi)
Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn
Miếu Công thần
Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang
Thất Phủ miếu (Chùa Ông)
Khu di tích cách mạng Cái Ngang - Vĩnh Long
Cây đa cửa hữu
Ngã ba Cần Thơ
Thoại Ngọc Hầu
Phạm Hùng (Chủ tịch HĐBT)
Và còn rất nhiều đang chờ các Bác khám phá....


(Sưu tầm về thông tin Vĩnh Long)

0 comments:

Post a Comment